PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU THAY KHỚP HÁNG

Khớp háng là khớp bán động lớn nhất của cơ thể, chịu tải phần lớn trọng lượng của cơ thể. Khớp háng được cấu tạo từ chỏm xương đùi chuyển động trong ổ cối xương cánh chậu, thực hiện nhiều động tác như dạng, khép, gấp, duỗi, xoay trong và xoay ngoài. Hệ thống các dây chằng bao quanh khớp khá chặt chẽ nên dù có biên độ hoạt động lớn, trật khớp háng cũng hiếm khi xảy ra.

Phẫu thuật thay khớp háng được tiến hành khi một khớp háng nhân tạo bao gồm chỏm xương đùi và ổ cối được lắp vào thay thế. Tuỳ thuộc vào việc có hay không một ổ cối nhân tạo được gắn vào xương chậu, người ta chia thành 2 nhóm phẫu thuật thay khớp háng toàn phần hoặc bán phần.

Sau khi phẫu thuật, biến chứng thường hay xảy ra là trật khớp háng, nhất là trong khoảng 6 đến 8 tuần đầu. Các cơ ở vùng đùi, cơ bao quanh khớp háng và hệ thống dây chằng có nhiệm vụ cố định khớp nên hệ cơ càng khỏe càng giảm khả năng xuất hiện biến chứng này. Cũng chính vì lý do này mà phục hồi chức năng sau thay khớp háng đóng một vai trò quan trọng, cần được quan tâm và thực hiện đúng

Sau khi bệnh nhân điều trị ổn định xuất viện về nhà cần tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt tránh để lâu dẫn đến dính khớp và cứng khơp…

Phục hồi chức năng là một hành trình dài, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân, gia đình và cán bộ y tế .

Quá trình điều trị

  • Giảm đau:

Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường có cảm giác đau sâu tại vùng bẹn và đau âm ỉ dọc theo vùng đùi kéo dài khoảng từ 1 đến 3 tháng. Chườm lạnh hoặc chườm lạnh có áp lực là phương pháp giảm đau không dùng thuốc phổ biến nhất, thường được áp dụng đầu tiên để giảm đau và giảm sưng nề vết mổ. Người bệnh nên được chườm lạnh trong khoảng 15 đến 20 phút. Chân phẫu thuật cần được kê cao khoảng 15 đến 30 độ, tăng lưu thông máu tĩnh mạch trở về, hạn chế tình trạng phù nề chèn ép. Ngoài ra các bài tập kéo giãn cơ, thuốc giảm đau, phương pháp kích thích thần kinh qua da cũng có tác dụng kiểm soát cảm giác đau ở người bệnh. Đau nếu không được kiểm soát tốt sẽ cản trở quá trình luyện tập của người bệnh, làm chậm tiến trình phục hồi.

  • Tập luyện:
  • Từ 1 ngày đến 3 ngày: bệnh nhân tập thụ động tại giường bệnh nhân ngốc cổ chân , tập thở bụng, xoa bóp cơ tứ đầu đùi, dùng một chiếc gối chèn giữa hai chân khi nằm.
  • Từ 3 đến 5 ngày: bệnh nhân tập gồng cơ tứ đầu đùi, tập ngồi dậy, tập thở cơ bụng, trong khoảng thời gian này bệnh nhân được sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để hỗ trợ tập vật lý trị liệu và làm quen với nạng đi.
Hình ảnh: Bài tập VLTL sau phẩu thuật thay khớp háng
Hình ảnh: Bài tập VLTL sau phẩu thuật thay khớp háng
  • Từ 5 ngày đến 10 ngày: bệnh nhân phát triển tốt tự ngồi dậy và co duỗi khớp gối rất là tốt, bệnh nhân tập đứng và kỹ thuật viên hướng dẫn chịu lực và tập đi đúng cách.
  • Từ 10 ngày đến 15 ngày: kỹ thuật viên tập đối kháng mạnh các cơ tứ đầu đùi, cơ cẳng chân, gập duỗi khớp gối vào bụng bệnh nhân hết mức đến khi thấy đau thì ngừng, tập đi lại trong nhà cho bệnh nhân quen với trọng lượng cơ thể.
  • Từ 15 ngày đến 1 tháng: lúc này các nhóm cơ của bệnh nhân phát triển rất là tốt nếu được điều trị đúng cách và trẻ tuổi thì bệnh nhân có thể bỏ 1 nạn và tập đi bằng 1 nạn, nếu trường hợp bệnh nhân nằm lâu không điều trị sớm hoặc lớn tuổi thì đi lại như lúc ban đầu thì rất là khó, thường hay bị cứng khớp rút gân, teo cơ ở người lớn tuổi.

 

Bệnh nhân phát triển tốt kỹ thuật viên theo dõi đánh giá cho bệnh nhân đi một nạn và tăng dần có thể bỏ nạn đi bình thường, chỉnh lại dáng đi cho đúng tư thế.

  • Sau 1 tháng : bệnh nhân phát triển tốt kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân tự tập ở nhà và tập cách ngày để theo dõi cho bệnh nhân đi lại bình thường.
  • Bệnh nhân chú ý tránh trường hơp bệnh nhân còn yếu chưa chịu được lực chân không nên tự ý bỏ nạn dễ dẫn đến tổn thương ổ khớp háng và ảnh hưởng không tốt khi sau nay phát triển đi lại bình thường.
  • Người nhà nên mua nẹp chống xoay cố định cổ chân cho bệnh nhân để phòng bàn chân không bị xoay ra ngoài sau này khi bệnh nhân đi lại được ảnh hưởng rất nhiều đến dáng đi.

Chú ý: Để việc trị liệu đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… 

Thông Tin Liên Hệ:

Phòng Khám Đông Y – Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Khánh Đức

Địa chỉ: 118/8/1 Nguyễn Thị Thập , Khu Phố 4 , Phường Bình Thuận , Quận 7 , TP Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 0902.796.031 – 0981.999.112 – (Dr. Khánh)

Email: phongkhamdongykhanhduc@gmail.com

Website: www.phongkhamdongykhanhduc.com

Giờ làm việc:

  • Thứ Hai – Chủ Nhật: 8:00 – 20:00

Chúng tôi luôn sẵn sàng để trả lời mọi câu hỏi của bạn và sắp xếp lịch hẹn với các chuyên gia vật lý trị liệu của chúng tôi. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.