GAI GÓT CHÂN – BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1. Gai gót chân là gì?
Gai gót chân là bệnh lý do lắng đọng canxi tại những vị trí thường xuyên chịu các chấn thương trên xương gót. Đây là tình trạng thoái hóa vùng mặt dưới xương gót dẫn đến việc hình thành gai nhọn hoặc tình trạng xương nhọn mọc ra ở bờ rìa của khớp.
Bệnh gai gót chân thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, người thường xuyên lao động nặng nhọc, người mắc bệnh béo phì, vận động viên thường xuyên phải tập luyện, thi đấu với cường độ cao hoặc những người có khiếm khuyết ở bàn chân.
2. Biểu hiện của bệnh gai gót chân
- Đau khi chuyển từ tư thế nằm hay ngồi sang tư thế đứng, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Nếu đi lại một hồi lâu, cơn đau gót chân sẽ giảm dần.
- Vị trí đau nhức xuất hiện ở mặt dưới gót chân khiến bệnh nhân cảm giác như “giẫm phải sỏi, gai, đinh” khi đi lại.
- Cơn đau ở chân khiến người bệnh đi lại khập khiễng, mất thăng bằng, dễ bị té ngã.
- Gai xương gót chân ảnh hưởng đến gân, cơ,… khiến người bệnh bị phù xung quanh mắt cá chân.
3. Nguyên nhân gây bệnh gai gót chân
■ Thoái hóa xương khớp: Sụn khớp và đầu khớp mắt cá chân bị mài mòn do chứng thoái hóa xương xương sẽ gây lắng đọng canxi, hình thành nên các gai xương gót chân, gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
■ Viêm cân gan bàn chân: Các cơ, gân xung quanh gót chân bị viêm lâu ngày sẽ gây vôi hóa vùng gót chân, dẫn đến xuất hiện gai xương gót chân, ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh.
■ Chấn thương chân: Làm việc quá sức, bưng bên quá nhiều, bị té ngã, thường xuyên đi giày cao gót,… khiến các cơ ở vùng gót chân và xung quanh mắt cá chân bị tổn thương nghiêm trọng, những chỗ bị đè nén lâu ngày sẽ xuất hiện gai xương gót chân.
Gai gót chân khiến người bệnh đi lại khập khiễng, dễ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, dễ té ngã, thậm chí bại liệt chân. Do vậy, bệnh nhân cần đi thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Để xác định bệnh nhân có bị gai gót chân hay không, các chuyên gia y tế sẽ chỉ định khám lâm sàng, kết hợp với chụp x-quang nhằm tìm ra tổn thương ở khu vực gót chân.
Căn cứ vào kết quả khám, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể mà đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhất.
4. Gai gót chân cách điều trị như thế nào?
Gai gót chân không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng để điều trị dứt điểm căn bệnh thường rất khó bởi bệnh rất dễ tái phát. Có phương pháp điều trị gai gót chân như:
+ Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau, kháng viêm.
+ Châm cứu kết hợp vật lý trị liệu.
+ Phẩu thuật gai gót là phương pháp sau cùng nhất.
Trong đó phương pháp điều trị kết hợp giữa châm cứu và vật lý trị liệu đang là phương pháp được ưu tiên sử dụng nhất hiện nay vì độ an toàn và không gây tác dụng phụ
- Châm cứu: là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo ở phần gót chân với mục đích thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau và giảm viêm cho người bệnh.
- Xoa bóp bấm huyệt: đây cũng là một phương pháp tương tự như châm cứu với mục đích tác động vào các huyệt đạo trên gót chân người bệnh để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm đau.
- Các phương pháp vật lý trị liệu: siêu âm điều trị, sóng ngắn, hồng ngoại hoặc các bài tập bệnh lý gai xương gót… được sử dụng kết hợp, nhằm tăng hiệu quả điều trị bệnh lý.
- Bó thuốc YHCT: bó trực tiếp thuốc bắc có nguồn gốc thảo dược vào vị trí gót chân giúp hỗ trợ quá trình giảm đau diễn ra một cách hiệu quả
Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh gai gót chân có thể áp dụng một số phương pháp khác giúp giảm đau tại chỗ nhanh chóng như chườm đá tại chỗ, mang nẹp chỉnh hình, luôn đi dép có đệm lót…
5. Phòng bệnh gai gót chân
Gai gót chân là bệnh lý gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh thậm chí là ảnh hưởng đến vận động bàn chân. Tuy nhiên căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người lưu ý những vấn đề như sau:
– Nên đi giày vừa với kích thước chân, đế giày nên chọn loại vừa phải, không quá mềm hoặc quá cứng để đôi chân thoải mái nhất trong lúc di chuyển.
– Nên hạn chế những tư thế chơi đùa chẳng hạn như nhảy từ trên cao xuống mặt đất cứng.
– Khi tập luyện hoặc chơi thể thao nên chọn một đôi giày phù hợp để giảm áp lực lên đôi chân. Trước khi chơi thể thao cần khởi động kĩ càng cổ chân, căng cơ chân để hạn chế chấn thương xảy ra. Sau khi chơi có thể thư giãn, mát xa gan bàn chân.
– Hạn chế di chuyển đường dài bằng chân đất, đứng lâu trong một thư thế hoặc ngồi xổm lâu.
– Đối với người béo phì cần tập luyện giảm cân để giảm áp lực lên đôi bàn chân.
Tại khu vực TPHCM người bệnh khi có dấu hiệu gai gót chân nên tìm đến Phòng Khám Đông Y Khánh Đức được biết đến là trung tâm y tế hàng đầu có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị, đau nhức xương khớp,…. trong khu vực , bệnh nhân khi đến khám và điều trị bệnh gai gót chân tại Phòng Khám Đông Y Tâm An sẽ được hưởng khá nhiều lợi ích:
● Đội ngũ chuyên gia cơ xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tâm, hỗ trợ điều trị gai gót chân hiệu quả.
● Chi phí khám chữa hợp lý, công khai, qua sự đồng ý của bệnh nhân mới tiên hành điều trị.
● Thời gian làm việc linh hoạt tất cả các ngày trong tuần, từ 8h00 – 20h00 hàng ngày.
Thông Tin Liên Hệ:
Phòng Khám Đông Y – Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Khánh Đức
Địa chỉ: 118/8/1 Nguyễn Thị Thập , Khu Phố 4 , Phường Bình Thuận , Quận 7 , TP Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0902.796.031 – 0981.999.112 – (Dr. Khánh)
Email: phongkhamdongykhanhduc@gmail.com
Website: www.phongkhamdongykhanhduc.com
Giờ làm việc:
- Thứ Hai – Chủ Nhật: 8:00 – 20:00
Chúng tôi luôn sẵn sàng để trả lời mọi câu hỏi của bạn và sắp xếp lịch hẹn với các chuyên gia vật lý trị liệu của chúng tôi. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.