Gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống nằm trong nhóm bệnh liên quan đến tình trạng thoái hóa cột sống, đặc trưng bởi việc phía ngoài hoặc/và hai bên của cột sống mọc ra các mỏm xương thừa như gai. Tình trạng này được giải thích là do rối loạn hoạt động tạo xương dẫn tới hiện tượng lắng đọng canxi trên thân của đốt sống, đĩa sụn, gân và hệ thống dây chằng quanh khớp…
Theo các bác sĩ xương khớp, do vị trí mọc gai xương thường là ở mặt trước và cạnh bên của cột sống, rất hiếm mọc ở phía sau nên nó cũng ít gây chèn ép vào hệ thống thần kinh và tủy sống. Không hiếm trường hợp có thể “chung sống hòa bình” với bệnh gần như suốt cuộc đời.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là bị gai cột sống không hề nguy hiểm. Sự nguy hiểm của bệnh là ở chỗ nếu không được can thiệp, gai xương có thể tiếp tục mọc dài ra rồi chèn ép vào dây thần kinh gây đau, tê bì chân tay, giới hạn vận động, thậm chí là yếu liệt. Ngoài ra, người bệnh còn phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu do bệnh này mang lại.
Triệu chứng gai cột sống thắt lưng và gai cột sống cổ
Các triệu chứng của bệnh này chỉ thực sự rõ nét khi gai xương cọ xát với xương khác hoặc mô mềm xung quanh lúc người bệnh vận động. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là:
- Đau nhức: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, tùy vào vị trí mọc gai xương mà ảnh hưởng bởi cơn đau cũng khác nhau
- Tê bì cột sống: tê cứng cột sống vùng cổ, tay, thắt lưng khiến người bệnh vận động khó khăn.
- Choáng váng, mất cân bằng cơ thể do gai xương cản trở quá trình lưu thông máu.
- Rối loạn thần kinh thực vật: rối loạn phản xạ, không tự chủ đại tiểu tiện, tăng tiết mồ hôi, hạ áp huyết…
- Yếu cơ, mất cảm giác chi dưới
- Triệu chứng toàn thân: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, sụt cân…
Nguyên nhân gai cột sống
- Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra bệnh gai cột sống. Một số nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến là:
- Thoái hóa cột sống
- Chấn thương
- Lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat
- Bệnh viêm xương khớp
Chẩn đoán và phân loại gai cột sống
- Chẩn đoán gai cột sống
- Ngoài căn cứ vào các triệu chứng trên lâm sàng, người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm/chụp chiếu sau để có kết quả chính xác nhất:
- Chụp X quang: Nhằm xác định vị trí gai xương, tình trạng thoái hóa đĩa đệm, giảm chiều cao khoảng liên đốt, sự biến đổi của các khớp…
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Là phương pháp đánh giá hiệu quả nhất bệnh thoái hóa cột sống. Trên phim chụp MRI có thể thấy tổn thương tại đĩa sụn và tình trạng chèn ép dây thần kinh của gai xương.
- Chụp CT-Scan: Nhằm xác định sự thay đổi của cấu trúc xương sống và mức độ chèn ép dây thần kinh. Phương pháp này thường dùng thay thế nếu người bệnh không thể chụp MRI.
- Xét nghiệm điện học: Để thấy mức độ chấn thương dây thần kinh do gai cột sống gây ra.
Các cách điều trị gai cột sống phổ biến
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh gai cột sống. Các liệu pháp phổ biến bao gồm: dùng thuốc, làm vật lý trị liệu, luyện tập hoặc phẫu thuật. Cụ thể:
Thuốc Nam dân gian
- Bài thuốc từ Đinh lăng: Dùng 20g rễ cây đinh lăng sao thơm rồi cho vào ấm sắc với 500ml nước đến khi còn 150ml. Dùng nước này chia làm 3 lần uống trong ngày khi còn ấm.
- Bài thuốc từ lá lốt và ngải cứu: Dùng 30g lá lốt, 25g ngải cứu, 30g cỏ hy thiêm rửa sạch, giã nát cùng 1 thìa muối hạt. Bọc hỗn hợp trong tấm vải sạch rồi đắp lên vùng gai cột sống ngày 2 lần sáng, tối.
- Bài thuốc từ cây xương rồng: Dùng 3-4 nhánh xương rồng bẹ gọt sach gai, ngâm trong nước muối loãng 30 phút rồi lau khô. Hơ nóng bẹ xương rồng trên lửa hoặc áp chảo, dùng chườm vào vị trí đau nhức. Chú ý nhiệt độ tránh bị bỏng.
Phẫu thuật
- Phẫu thuật mổ gai cột sống được chỉ định trong trường hợp có chèn ép nặng vào rễ thần kinh hoặc tủy sống gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Rối loạn đại tiểu tiện, đau rễ thần kinh, rối loạn vận động..
Châm cứu kết hợp vật lý trị liệu
Một số phương pháp giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu đến xương khớp và hồi phục chức năng vận động cho người bệnh đạt hiệu quả và an toàn như:
- Châm cứu bấm huyệt, tác động cột sống bằng tay.
- Kéo giãn cột sống bằng máy kết hợp với chiếu đèn hồng ngoại
- Siêu âm điều trị, điện xung, chiếu sóng ngắn với tác dụng kháng viêm, giảm đau
Phòng ngừa gai cột sống
- Nên: bổ sung đủ canxi, vitamin D qua ăn uống, duy trì cân nặng ở mức hợp lí, tập thể dục đều đặn
- Không nên: khuân vác nặng, chơi thể thao quá sức, ngồi/nằm/khom/cúi ở tư thế sai
Thông Tin Liên Hệ:
Phòng Khám Đông Y – Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Khánh Đức
Địa chỉ: 118/8/1 Nguyễn Thị Thập, Khu Phố 4, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 0902.796.031 – 0981.999.112 – (Dr. Khánh)
Email: phongkhamdongykhanhduc@gmail.com
Website: www.phongkhamdongykhanhduc.com
Giờ làm việc:
- Thứ Hai – Chủ Nhật: 8:00 – 20:00
Chúng tôi luôn sẵn sàng để trả lời mọi câu hỏi của bạn và sắp xếp lịch hẹn với các chuyên gia vật lý trị liệu của chúng tôi. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách chúng tôi có thể hỗ trợ bạn trong việc cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.